вторник, 9 ноября 2010 г.

một số ca cấy ghép nha khoa implant





chải răng

Việc chải răng đúng phương pháp và đều đặn hàng ngày ngay sau khi ăn và trước khi ngủ là một biện pháp khoa học ,dễ thực hiện , tương đối rẻ tiền và hiệu quả nhất để đề phòng bệnh sâu răng , bệnh nha chu cho tất cả mọi người.
Chỉ tơ nha khoa
Chìa khóa để có nụ cười thơm tho
Việc chải răng đúng phương pháp và đều đặn hàng ngày ngay sau khi ăn và trước khi ngủ là một biện pháp khoa học ,dễ thực hiện , tương đối rẻ tiền và hiệu quả nhất để đề phòng bệnh sâu răng , bệnh nha chu cho tất cả mọi người.
Chìa khóa để có nụ cười thơm tho …
Theo các nha sỹ , nếu không kết hợp việc sử dụng chỉ tơ nha khoa (dental floss ) trong việc lấy sạch mảng bám giữa các kẽ răng giống như khi ta tắm , chỉ sạch được 70% chất bẩn trên cơ thể .Mảng bám vi khuẩn hình thành trên bề mặt của răng sau mỗi khi ăn .Nếu chúng ta chải răng và dùng chỉ tơ nha khoa không đúng phương pháp ,mảng bám vi khuẩn sẽ hình thành nên cái mà chúng ta gọi là vôi răng (hay đá răng ).Vôi răng thường tạo ra sau 24 đến 36 giờ sau khi có sự hiện diện của mảng bám .Đây là lý do tại sao chúng ta phải dùng chỉ tơ nha khoa mỗi ngay .Bằng việc sử dụng chỉ tơ nha khoa mảng bám sẽ được lấy khỏi bề mặt răng trước khi chúng có cơ hội hình thành vôi răng . Mảng bám và vôi răng sẽ gây ra sâu răng cũng như các bệnh lý về nướu răng .
Các bệnh lý nướu răng nếu không điều trị sẽ dẫn đến bệnh viêm nha chu .Bệnh viêm nha chu gây mất xương và cấu trúc nâng đỡ và làm răng lung lay .Bệnh này đòi hỏi nhiều phí tổn và thời gian để điều trị .Việc tập cho trẻ có thói quen dùng chỉ tơ nha khoa càng sớm càng tốt .Tuy nhiên ,ở trẻ 5 đến 6 tuổi ,trẻ không tự dùng chỉ để làm sạch được , vì thế, cha mẹ nên làm thay cho cháu .Mặc dù răng trẻ bé và kẽ răng rộng có thể không dùng chỉ, tuy vậy ,các răng cối sữa thường khít nên việc dùng chỉ tơ nha khoa lam sạch thức ăn vùng này và các mặt xa răng cối trong cùng rất cần thiết .
Chỉ tơ nha khoa thường dưới hai dạng chính :
. Dạng cuộn và dạng gắn cố định trên một cung nhỏ giống như cung tên (stock handy dental floss hay còn gọi là floss – toothpick ). Trên chỉ tơ có sáp hoặc không có sáp với đường kính lớn nhỏ tùy theo nhu cầu sự dụng của khách hàng .Ngoài ra , người ta còn thêm vào một hoặc nhiều chất theo sau : sodium fluoride ,stannous fluorde , chất kháng vi sinh vật (kháng khuẩn ,kháng amip (anti-amoebic ) chất ức chế sự lên men (anti – yeast), chất chống ung thư (antineo platic), chlorhexidine, triclosan ,hương liệu ….
. Cho dù là loại nào đi nữa thì chỉ tơ nha khoa thích hợp và sử dụng tốt phải là loại dễ sử dụng và không gây tổn thương lên nướu răng .
Ở ĐÂY CHÚNG TÔI XIN GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP LẤY SẠCH MẢNG BÁM GIỮA CÁC KẼ RĂNG BẰNG CHỈ TƠ CUỘN.
Lấy một đoạn khoảng 30 - 45 cm .Cuộn hai đầu vào hai ngón giữa ,căng đoạn chỉ này bằng hai ngón tay cái và trỏ ,ở giữa sẽ còn một đoạn khoảng 3 đến 5 cm . Kéo nhẹ nhàng để sợi chỉ chui lọt vào kẽ răng ,sau đó uốn sợi chỉ ôm quanh răng .Kéo chỉ lên xuống để làm sạch răng .Nên đưa sợi chỉ nhẹ nhàng dưới nướu một ít.
Như vậy ,mỗi kẽ răng ta làm động tác giống nhau ít nhất hai lần , một lần cho phía bên phải của kẽ răng ,một lần cho phía bên trái .
Một số điều cần lưu ý:
. Khi dùng chỉ tơ nha khoa ,đừng lo lắng nếu có chảy một ít máu ở vùng nướu dùng chỉ. Đây là hiện tượng bình thường , nhất là trong trường hợp không sử dụng chỉ thường xuyên .Khi dùng mỗi ngày , hiên tượng chảy máu ngày càng ít đi và sẽ biến mất sau một thời gian .
. Cần ghi nhớ, việc chải răng và dùng chỉ phải được thực hiện trên cả nướu và từng răng một , cho cả hàm trên lẫn hàm dưới .
Đặc biệt chú ý tới các mặt xa ở răng cối trong cùng .Nơi này thường bị bỏ sót khi chải răng .Đem chỉ tơ theo trong túi sách ,để trong ngăn tủ văn phòng để có thể sử dụng khi cần thiết .Đương nhiên là không dùng nơi công cộng . Lưỡi cũng là nơi đọng thức ăn , tạo hơi thở hôi .Nạo lưỡi ngày hai lần bằng cây nạo lưỡi giúp bạn có được hơi thở thơm tho và tự tin .
. Đừng quên đi khám nha sỹ mỗi 6 tháng một lần để có thể phát hiện và điều trị sớm những bệnh lý về răng miệng cũng như có những lời khuyên hữu ích cho tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn ./.
 

Bệnh nha chu

Bệnh nha chu - một loại bệnh răng miệng xuất hiện sớm và phổ biến chỉ đứng sau bệnh sâu răng, bệnh thường xuất hiện trên nhiều răng và hậu quả làm mất hàng loạt các răng ở những người trên 40 tuổi có ý thức vệ sinh răng miệng kém.


BỆNH NHA CHU-BIỆN PHÁP -DỰ PHÒNG
I-Bệnh nha chu là gì?
1.Khái niệm :
Bệnh nha chu-một loại bệnh răng miệng xuất hiện sớm và phổ biến chỉ đứng sau bệnh sâu răng,bệnh thường xuất hiện trên nhiều răng và hậu quả làm mất hàng loạt các răng ở những người trên 40 tuổi có ý thức vệ sinh răng miệng kém.
2.Nguyên nhân gây bệnh:
Bệnh nha chu là bệnh của các mô quanh răngvà là bệnh nhiễm khuẩn.các mảng bám vi khuẩn tồn đọng trên răng-lợi(nướu)lâu ngày,chúng sản sinh ra các độc tố làm phá huỷ mô xung quanh răng lợi,xương ổ răng… gây viêm lợi,chảy máu lợi,phá huỷ xương ổ răng làm cho răng bị đau lung lay,cuối cùng phải nhổ bỏ nhiều răng cùng một lúc.
3.Cấu tạo mô nha chu:
Lợi răng (nướu)là phần có màu hồng nhạt lấm chấm da cam, đôi khi có sậm màu hay nhạt màu hơn ở một số người nhưng không bao giờ có màu đỏ sậm.Bình thường lợi lành mạnh bám chặt vào chân răng giữ cho răng vững chắc và có nhiệm vụ bảo vệ phần xương ổ răng nằm bên dưới lợi,các gai lợi ở giữa các răng tròn đều,săn chắc giúp thức ăn trượt dễ dàng và không bị giắt thức ăn khi nhai.
4.tỷ lệ bệnh nha chu:
(theo kết quả điều tra sức khoẻ răng miệng quốc gia năm 1991 của viện răng hàm mặt TP.Hồ Chí Minh-Bộ Y Tế)
Trẻ em 12-15 tuổi bị vôi răng chiếm tỉ lệ rất cao là 92% và 93%
II.Dấu hiệu của bệnh nha chu
Khi tình trạng vệ sinh răng miệng không sạch,có nhiều mảng bám vi khuẩn lắng đọng nhiều trên rãnh lợi,kẽ răng lâu ngày làm cho lợi bị viêm,sưng phồng ,chảy máu,làm lung lay một hay nhiều răng.
Khi lợi bị viêm,nhiễm trùng thường có màu đỏ sậm,căng phồng dễ chảy máu khi ăn,nhai,hay chải răng.Khi lợi bị viêm,mô lợi trở nên lỏng lẻo thay vì bám chặt vào chân răng,lúc này sẽ rất dễ bị giắt thức ăn khi ăn,nhai.
Quan sát thì thấy có nhiều mảng bám và vôi răng.Nếu mảng bám vi khuẩn bám trên răng lâu ngày sẽ trở nên cứng nhắc được gọi là vôi răng hay đá răng.Khi ăn các mảng bám sẽ dễ dàng tích tụ và bám trên lớp vôi răng hơn làm cho lớp vôi răng càng trở nên dầy thêm và làm cho tình trạng viêm lợi càng trở nên trầm trọng.
Trong điều kiện bình thường,nếu không vệ sinh răng lợi sạch sẽ thì 24 giờ sau khi tụ tập các mảng bám sẽ cứng lại tạo thành vôi răng mới và cứ thế nếu không chải răng sạch sẽ,thường xuyên kỹ lưỡng thì cứ thế lớp vôi răng càng dày lên.
Tóm lại các biểu hiện của bệnh nha chu được tóm tắt bằng những dấu hiệu sau:
-Lợi bị chảy máu khi chải răng
-Lợi sưng đỏ dễ chảy máu
-Vôi răng đóng ở cổ răng
-Hơi thở hôi
-Ấn vào nướu thấy mủ chảy ra
-Cảm giác không bình thường khi ăn nhai
-Răng lung lay
-Răng bị di lệch làm cho các răng bị thua ra
III.Diến tiến của bệnh nha chu
1.Diến tiến
Bệnh nha chu là bệnh xuất hiện rất sớm, ở nhiều nhóm tuổi khác nhau không phân biệt nam hay nữ và bệnh thường tiến triển nặng hơn ở người nhiều tuổi có tình trạng vệ sinh răng miệng kém,bệnh thường trải qua 4 giai đoạn chính.
-Vôi răng (cao răng),mảng bám vi khuẩn bám ở cổ răng.viền lợi,kẽ răng sẽ kích thích nướu gây viêm lợi.
-Lợi bị viêm sưng phồng làm lợi dễ chảy máu khi ăn nhai.
-Nếu không điều trị tình trạng viêm nhiễm sẽ lan rộng tạo thành túi nha chu chứa vi khuẩn và mủ.
-Cuổi cùng sẽ phá huỷ xương ổ răng,trụt lợi,răng lung lay và bị rụng đi.
2.Các dạng của bệnh nha chu
Bệnh nha chu được phân thành 2 nhóm bệnh chính:
-Bệnh viêm lợi: Viêm lợi thông thường,viêm lợi tuổi dậy thì,viêm nướu thiểu dưỡng…
-Bệnh viêm nha chu: viêm nha chu thanh thiếu niên,viêm nha chu người lớn tuổi…
IV.Biện pháp dự phòng
Chúng ta biết rằng bệnh nha chu có khả năng xuất hiện rất sớm,tỉ lệ mắc bệnh rất cao, chúng không loại trừ một ai dù nam hay nữ,trẻ hay già…
Nguyên nhân gây bệnh nha chu chủ yếu là do vi khuẩn gây nên(chiếm đa số),do đó muốn phòng trách bệnh nha chu điều quan trọng cần phải:
1.Khi bệnh chưa xảy ra(Dự phòng cấp I)
-Chải răng đều đặn,thường xuyên ,kỹ lưỡng hàng ngày sau mỗi khi ăn và tối trước khi đi ngủ giúp cho răng lợi sạch sẽ,không còn mảng bám tích tụ trên răng lợi,xoa nắn lợi giúp phòng trách bệnh viêm lợi.
-Nên ăn nhiều các loại trái cây tươi,rau xanh.Khám răng định kỳ và điều trị sớm khi có dấu hiệu bệnh nha chu.
-Ngoài ra,chúng ta nên dùng chỉ tơ nha khoa để làm sạch kẽ răng,súc miệng hàng ngày với nước muối ấm pha loãng hay các dạng nước súc miệng giúp răng miệng sạch sẽ thơm tho.
2.Khi bệnh đã xảy ra(Dự phòng cấp II)
-Khi lợi bị viêm,việc chải răng đều đặn,thường xuyên,kỹ lưỡng hàng ngày sau mỗi khi ăn và trước khi ngủ cần phải làm tích cực và thường xuyên hơn.
-Khi bệnh mới khởi phát nếu được hướng dẫn và chăm sóc tốt thì bệnh sẽ khỏi nhanh chóng giúp lợi trở lại bình thường.
-Khi bị vôi răng (cao răng),nên đi khám bác sĩ nha khoa để lấy sạch vôi răng và hướng dẫn cách giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ và việc chải răng luôn là công việc quan trọng hàng đầu giúp làm giảm và phòng trách sự tiến triển trầm trọng của bệnh.
-Nên ăn nhiều các loại trái cây tươi,rau xanh.
-Khám răng định kỳ và điều trị sớm khi có dấu hiệu bệnh nha chu.
Nên nhớ:
1.Lợi có chắc thì răng mới khoẻ.
2.Nếu chăm sóc răng-sớm và kỹ lưỡng chúng ta có thể giữ bộ răng chắc khoẻ suốt đời.
3.Chải răng kỹ lưỡng,sạch sẽ, đều đặn hàng ngày với kem đánh răng ngay mỗi khi ăn và tối trước khi ngủ là việc làm hết sức quan trọng,khoa học và hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh sâu răng và bệnh nha chu.